|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Công trình kiến trúc: Ở Đông Hưng không có đình, chùa lớn. Một số đình chùa nhỏ thờ thần Hoàng làng được nhân dân xây dựng khi hình thành các thôn, xóm; thường xuyên được nhân dân tu sửa, tôn tạo.

Phong tục, tập quán: Theo phong tục cổ truyền của người Việt, các làng xã xưa hàng năm có nhiều tiết lệ, có nhiều tiết lệ giống với nhiều địa phương trong vùng miền, có những tiết lệ theo quy định riêng của làng xã.

Tết nguyên đán là tết lớn nhất trong năm. Tết nguyên đán được bắt đầu tổ chức từ chiều 30 tháng chạp đến hết ngày mùng 3 tháng giêng. Trong những ngày tết mọi công việc đồng áng đều nghỉ, con cháu xã gần họp mặt đông vui trong gia đình chúc mừng nhau sang năm mới mạnh khỏe, làm ăn phát tài… trong dịp tết cổ truyền, nhân dân cúng ở gia đình, ở chùa, đình, điếm, nghè, miếu… cầu mong sang năm mới an khang, thịnh vượng.

Sau khi ăn tết xong, các làng lại tổ chức lễ hội ở đình, chùa để cúng thần, cúng phật và chơi các trò chơi dân gian. Ngoài tết nguyên đán là  tết chính, trong năm còn có các tiết lệ khác mà nhân dân gọi là tết mọn.

Tết mồng 3 tháng 3, còn gọi là tết thanh minh hay tết hàn thực. Trong ngày tết này nhân dân các làng có tục lệ làm bánh trôi nước để cúng.

Tết mồng 5 tháng 5 hay gọi là tết đoan ngọ. Theo tục lệ, trong ngày tết này, nhân dân lấy lá cây thu chi (Lá móng) rượu nếp ăn vào sáng sớm mồng 5 với ý tưởng giết sau bọ, trừ giun, sán quanh năm.

Tết rằm tháng 7, hay còn gọi là tết Vu Lan, ngày này nhân dân cúng lễ xá tội vong nhân. Theo quan niệm của nhân dân, đây cũng là một cái tết quan trọng: trong ngày tết này, những gia đình có người mới mất mua vàng mã về cúng rồi đốt đi với tâm niệm là đưa xuống âm phủ cho vong hồn người đã chết. Nhà chùa thường cúng cháo, một số gia đình làm cỗ tùy tâm cúng những hồn ma không nới nương tựa (Còn gọi là cô hồn), những oan hồn không có người thờ cúng. Tết này ở gia đình có 2 món đặc trưng là xôi trứng kiến và bánh khoai.

Tết trung thu (Rằm tháng 8)  thường tổ chức tết cho trẻ nhỏ chơi đèn kéo quân, múa, hát, ăn bánh kẹo, hoaquar, đánh trống, rước đèn… các bậc lão nông thường ngắm trăng dự đoán thời tiết theo kinh nghiệm  đã được đúc kết từ bao đời truyền lại “ Muốn ăn lúa thang 5, trông trăng rằm tháng 8”.

Tết trùng thập ( ngày 10 tháng 10 âm lịch): ngày này nhân dân đã thu hoạch xong vụ lúa mùa. Trong các gia đình tổ chức cúng lễ tại gia đình bằng bánh dày.

Tết ông Công (23 tháng chạp) những gia đình khá giả làm cỗ mua vàng mã, mua cá chép về cúng rồi thả xuống ao, hồ, sông, suối, với tâm niệm cá chép làm phương tiện cho ông Táo cưỡi về chầu Ngọc Hoàng đẻ báo cáo tình hình hạ giới trong năm.

Đó là phong tục của người kinh, còn đối với phong tục của một số dân tộc thiểu số còn có các lệ xã khi xưa như:  Lệ vào làng, lệ mua nhiêu và tư văn, lệ khao vọng, lệ cưới xin, lệ ma chay…

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 18,811
Tổng số trong ngày: 125
Tổng số trong tuần: 124
Tổng số trong tháng: 29,807
Tổng số trong năm: 42,231
Tổng số truy cập: 61,270